Chương 6: Châu Phi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Câu 1 trang 64 SBT Địa Lí 7: Quan sát hình 27.2 – Lược đồ các môi trường tự nhiên của châu Phi, tr. 86 SGK, em hãy:

a) Hoàn thiện nhận xét về sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi dưới đây:

b) So sánh môi trường hoang mạc với diện tích các môi trường khác. Tại sao môi trường hoang mạc lại chiếm một diện tích lớn như vậy?

c) Tại sao các hoang mạc ở châu Phi lại tiến sát ra bờ biển?

d) Nêu đặc điểm chung nhất của các môi trường tự nhiên châu Phi.

Lời giải:

a) – Thiên nhiên châu Phi đa dạng với nhiều kiểu môi trường như: Xích đạo ẩm, cận nhiệt đới ẩm, nhiệt đới, địa trung hải và hoang mạc.

– Các môi trường tự nhiên ở châu Phi phân bố đối xứng qua hai bên đường xích đạo (trừ môi trường vùng núi – bị yếu tố độ cao chi phối mạnh).

b) + Ở châu Phi có môi trường nhiệt đới chiếm diện tích lớn nhất, thứ hai là môi trường hoang mạc có diện tích thứ hai sau môi trường nhiệt đới, sau đó là môi trường xích đạo ẩm, địa trung hải và cận nhiệt đới.

+ Hoang mạc ở châu Phi chiếm diện tích lớn vì:

– Lãnh thổ châu Phi có hai đường chí tuyến chạy qua.

– Các dòng biển lạnh chảy sát bờ lục địa.

– Giáp với lục địa Á – Âu rộng lớn nên có gió từ lục địa thổi đến làm cho khí hậu càng khô và khắc nghiệt.

c) – Địa hình châu Phi là một khối lục địa khổng lồ, bờ biển ít chia cắt, địa hình rìa ven biển cao trũng vào trong ngăn chặn ản hưởng của biển vào trong đất liền.

– Các dòng biển lạnh chảy sát bờ lục địa càng làm cho khí hậu lục địa có tính khô hạn rõ rệt.

d) Lượng mưa ít, khí hậu khô nóng, hoang mạc chiếm diện tích lớn và ngày càng mở rộng ra sát bờ biển.

Câu 2 trang 65 SBT Địa Lí 7: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (hình 28.1, tr.88 SGK) theo gợi ý cụ thể dưới đây:

Lời giải:

a) Phân tích biểu đồ A

– Về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 15oC (tháng 7)

+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 30oC (tháng 11)

+ Biên độ nhiệt trung bình năm (chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất) khoảng 15oC.

+ Như vậy, tại đây quanh năm (nóng hay lạnh) nóng.

– Nhận xét về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm 1244mm

+ Mưa nhiều vào các tháng: 11, 12, 1, 2, 3, 4.

+ Các tháng mưa ít hoặc không mưa là: 5, 6, 7, 8, 9, 10.

– Từ những nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa, ta thấy biểu đồ A thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới Nam bán cầu, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt; số 3 trên hình 27.2.

– Đặc điểm chung của khí hậu này là: nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều vào mùa hạ, mùa khô rõ rệt.

b) Phân tích biểu đồ B

– Về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 20oC (tháng 1)

+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 35oC (tháng 5)

+ Biên độ nhiệt trung bình năm (chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất) khoảng 150C.

+ Như vậy, tại đây quanh năm (nóng hay lạnh) nóng.

– Nhận xét về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm 897mm

+ Mưa nhiều vào các tháng: 5, 6, 7, 8, 9.

+ Các tháng mưa ít hoặc không mưa là: 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4.

– Từ những nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa, ta thấy biểu đồ B thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt; số 2 trên hình 27.2.

– Đặc điểm chung của khí hậu này là: nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều vào mùa hạ, mùa khô rõ rệt.

c) Phân tích biểu đồ C

– Về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 25oC (tháng 7)

+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 30oC (tháng 3)

+ Biên độ nhiệt trung bình năm (chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất) khoảng 5oC.

+ Như vậy, tại đây quanh năm (nóng hay lạnh) nóng.

– Nhận xét về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm 2592mm

+ Mưa nhiều vào các tháng: 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4, 5.

+ Các tháng mưa ít hoặc không mưa là: 6, 7, 8.

– Từ những nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa, ta thấy biểu đồ C thuộc kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn quanh năm; số 1 trên hình 27.2.

Đặc điểm chung của khí hậu này là: nhiệt độ cao và mưa lớn quanh năm.

d) Phân tích biểu đồ D

– Về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất khoảng 10oC (tháng 7)

+ Nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 20oC (tháng 1)

+ Biên độ nhiệt trung bình năm (chênh lệch nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất) khoảng 10oC.

+ Như vậy, tại đây quanh năm mát mẻ.

– Nhận xét về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm 506mm

+ Mưa nhiều vào các tháng: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

+ Các tháng mưa ít hoặc không mưa là: 10, 11, 12, 1, 2, 3.

Từ những nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa, ta thấy biểu đồ D thuộc kiểu khí hậu địa trung hải ở bán cầu Nam, mưa nhiều vào thu đông; số 4 trên hình 27.2.

Đặc điểm chung của khí hậu này là: mưa nhiều vào thu đông.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1182

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống