Chương 7: Châu Mĩ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 47: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Câu 1 trang 102 SBT Địa Lí 7: Quan sát hình 35.1 – Lược đồ tự nhiên châu Mĩ (tr. 110 SGK) và kết hợp với vốn hiểu biết, hãy mô tả hệ thống núi An đét theo gợi ý cụ thể dưới đây:

Lời giải:

– Hệ thống núi An đét nằm ở ven biển phía tây lục địa Nam Mĩ.

– Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng từ Bắc xuống Nam với nhiều đỉnh núi cao.

– Sườn Tây của dãy An đét hướng ra Thái Bình Dương, vùng biển này có dòng hải lưu lạnh chảy qua.

– Dãy An đét thuộc Pê ru, nằm ở vòng đai khí hậu nhiệt đới.

Câu 2 trang 102 SBT Địa Lí 7: Quan sát hình 46.1 và 46.2, tr. 139 SGK:

a) Hãy kể tên các đai thực vật từ thấp lên cao ở hai sườn tây và đông của dãy An đét.

b) Hãy giải thích sự thay đổi của các vành đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi.

Lời giải:

a) – Sườn tây: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: Thực vật nửa hoang mạc, cây bụi xương rồng, đồng cỏ cây bụi và đồng cỏ núi cao.

– Sườn đông: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ và đồng cỏ núi cao.

b) – Khí hậu có sự thay đổi từ thấp lên cao.

– Bên sườn tây An – đét do khí hậu khô hạn ở độ cao dưới 1000m, càng lên cao độ ẩm càng lớn nên thực vật cũng phát triển tốt hơn.

– Bên sườn đông An – đét, khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm, càng lên cao nhiệt độ càng hạ thấp, nên thực vật cũng thay đổi theo.

Câu 3 trang 103 SBT Địa Lí 7: 3. Ở chân núi An đét cho đến độ cao 1000m, ở sườn núi phía đông là rừng nhiệt đới, ở sườn núi phía tây là thực vật nửa hoang mạc.

a) Em hãy cho biết loại khí hậu của từng thảm thực vật trên.

b) Vì sao lại có sự khác nhau về các vành đai thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy núi An – đét như vậy?

Lời giải:

a) – Sườn tây An đét có khí hậu nhiệt đới khô

– Sườn đông An – đét là khí hậu nhiệt đới ẩm.

b) – Sườn đông có gió từ biển thổi vào nên có khí hậu nhiệt đới, quanh năm nóng và ẩm nên phát triển rừng nhiệt đới.

– Sườn tây do có địa hình An – đét chắn gió nên không có mưa, dòng biển lạnh Pê – ru chảy sát ven biển làm cho khí hậu sườn tây quanh năm ổn định, khô ráo nên hình thành hoang mạc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1094

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống