Chương 3: Cacbon – Silic

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Sách Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 19: Luyện tập: Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 19.1 trang 26 Sách bài tập Hóa học 11: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na2O, NaOH, HCl

B. Al, HNO3 đặc, AgNO3

C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3

D. NH4Cl, KOH, AgNO3

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 19.2 trang 26 Sách bài tập Hóa học 11: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng

B. F2, Mg, NaOH

C. HCl. Fe(NO3)3, CH3COOH

D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 19.3 trang 27 Sách bài tập Hóa học 11: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không xảy ra được?

A. SiO2 + Na2CO3 to→ Na2SiO3 + CO2

B. SiO2 + 2C to→ Si + 2CO

C. SiO2 + 4HCl to→ SiCl4↑ + 2H2O

D. SiO2 + 4HF to→ SiF4↑ + 2H2O

Lời giải:

Đáp án: C.

Bài 19.4 trang 27 Sách bài tập Hóa học 11: Silic đioxit phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. KOH, HCl, Mg

B. Na2CO3, HF, Mg

C. NaOH, HCl, Al

D. KOH, HF, O2

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 19.5 trang 27 Sách bài tập Hóa học 11: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:

SiO2 (1)→ Si (2)→ Na2SiO2 (3), (4)↔ H2SiO3 (5)→ SiO2 (6)→ CaSiO3

Lời giải:

Các phản ứng hóa học:

(1) SiO2 + 2Mg to→ Si + 2MgO

(2) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

(3) Na2SiO3 + CO2 + H2 → Na2CO3 + H2SiO3

(4) H2SiO3 + 2NaOH → Na2SiO3 + 2H2O

(5) H2SiO3 to→ SiO2 + H2O

(6) SiO2 + CaO to→ CaSiO3

Bài 19.6 trang 27 Sách bài tập Hóa học 11: Hãy chỉ ra ba phản ứng trong đó CO thể hiện tính khử và ba phản ứng trong đó CO2 thể hiện tính oxi hóa.

Lời giải:

Ba phản ứng trong đó CO thể hiện tính khử:

2CO + O2 to→ 2CO2

+2                       -4

3CO + Fe2O3 to→ 2Fe + 3CO2

+2                                  +4

CO + Cl2 to, xt→ COCl4

+2                         +4

Ba phản ứng trong đó có CO2 thể hiện tính oxi hóa:

CO2 + C to→ 2CO

+4                         +2

CO2 + 2Mg to→ 2MgO + C

+4                                   0

CO2 + Zn to→ ZnO + CO

+4                             +2

Bài 19.7 trang 27 Sách bài tập Hóa học 11: Cân bằng sau đây được thiết lập khi hòa tan khí CO2 trong nước CO2 + H2O ↔ H2CO3. Cân bằng đó chuyển dịch như thế nào khi đun nóng dung dịch, khi thêm NaOH và khi thêm HCl? Giải thích.

Lời giải:

Theo đầu bài, có cân bằng:

CO2 + H2O ↔ H2CO3

• Khi đun nóng dung dịch, khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch do độ tan của CO2 giảm khi tăng nhiệt độ. Vì vậy, cân bằng trên chuyển dịch từ phải sang trái.

• Khi thêm NaOH cân bằng trên chuyển dịch từ trái sang phải vì nồng độ H2CO3 giảm do phản ứng:

• H2CO3 + 2NAOH ↔ Na2CO3 + 2H2O

H2CO3 là axit yếu, trong dung dịch nó phân li ra ion H+. Do đó, khi thêm HCl, tức là thêm ion H+, cân bằng trên sẽ chuyển dịch từ phải sang trái.

Bài 19.8 trang 27 Sách bài tập Hóa học 11: Cho 14,3 g Na2CO3.10H2O vào 200 g dung dịch CaCl2 3,00%. Sau phản ứng, cho từ từ 1,500 lít (đktc) khí CO2 vào hỗn hợp thu được, rồi lọc lấy kết tủa. Tính khối lượng kết tủa, biết rằng chỉ có 60% lượng CO2 tham gia phản ứng.

Lời giải:

nCaCl2 = 5,40.10-2 (mol)

nNa2CO3 = nNa2CO3.10H2O = 5,00.10-2 (mol)

CaCl2                +                Na2CO3              →      CaCO3↓ + 2NaCl (1)

5,00.10-2 (mol) ←            5,00.10-2 mol       →       5,00.10-2 mol

Hỗn hợp thu được gồm có CaCO3, NaCl và CaCl2

Khi cho CO2 (nCO2 = 6,70.10-2) vào hỗn hợp, xảy ra phản ứng:

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)

Theo (2), số mol CaCO3 bị hòa tan = số mol CO2 phản ứng = 4,02.10-2 (mol)

Khối lượng kết tủa CaCO3 thu được là:

(5,00.10-2 – 4,02.10-2) x 100 = 0,98 (g).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 963

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống