Chương 9: Andehit – Xeton – Axit cacboxylic

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Sách Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 44: Anđehit – Xeton giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 44.1 trang 69 Sách bài tập Hóa học 11: Trong các chất có công thức cấu tạo ghi ở dưới đây, chất nào không phải là anđehit?

A. H – CH = O.

B. O = CH – CH = O.

C.

D. CH3 – CH = O.

Lời giải:

Đáp án: C.

Bài 44.2 trang 69 Sách bài tập Hóa học 11: Tên đúng của chất CH3 – CH2 – CH2 – CHO là:

A. propan-1-al;

B. propanal;

C. butan-1-al;

D. butanal.

Lời giải:

Đáp án: D.

Bài 44.3 trang 69 Sách bài tập Hóa học 11: Tên chất của chất sau là:

A. 4-metylpentanal.

B. 4-metylpental-1-al.

C. 2-metylpentanal.

D. 3-metylbutanal.

Lời giải:

Đáp án: A.

Bài 44.4 trang 69 Sách bài tập Hóa học 11: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH2 – CHO?

A. anđehit axetic.              B. anđehit etylic.

C. axetanđehit.              D. etanal.

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 44.5 trang 69 Sách bài tập Hóa học 11: Anđehit propionic có công thức cấu tạo nào trong số các công thức dưới đây?

A. CH3 – CH2 – CH2 – CHO.

B. CH3 – CH2 – CHO.

C.

D.

Lời giải:

Đáp án: B.

Bài 44.6 trang 69 Sách bài tập Hóa học 11: Chất sau có tên là gì?

A. pentan-4-on.

B. pentan-4-ol.

C. pentan-2-on.

D. pentan-2-ol.

Lời giải:

Đáp án: C.

Bài 44.7 trang 69 Sách bài tập Hóa học 11: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Anđehit và xeton đều làm mất màu nước brọm.

B. Anđehit và xeton đều không làm mất màu nước brom.

C. Xeton làm mất màu nước brom còn anđehit thì không.

D. Anđehit làm mất màu nước brom còn xeton thì không.

Lời giải:

Đáp án: D.

Bài 44.8 trang 70 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng CH3-CH2-OH + CuO → CH3-CHO + Cu + H2O thuộc loại phản ứng nào cho dưới đây ?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Không thuộc cả 3 loại phản ứng đó.

Lời giải:

Đáp án: C.

Bài 44.9 trang 70 Sách bài tập Hóa học 11: Anđehit benzoic C6H5-CHO tác dụng với kiềm đậm đặc theo phương trình hoá học sau :

2C6H5CHO (anđehit benzoic) + KOH → C6H5COOK (kali benzoat) + C6H5CH2OH (ancol benzylic)

Trong phản ứng này thì

A. anđehit benzoic chỉ bị oxi hoá.

B. anđehit benzoic chỉ bị khử.

C. anđehit benzoic không bị oxi hoá, không bị khử.

D. anđehit benzoic vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

Lời giải:

Đáp án: D.

Bài 44.10 trang 70 Sách bài tập Hóa học 11: Viết công thức cấu tạo và tên tất cả các anđehit và các xeton có cùng công thức phân tử C5H10O.

Lời giải:

Các anđehit:

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CHO ( pentanal )

(2-metylbutanal)

(3-metylbutanal)

(2,2-đimetylpropanal)

Các xeton:

(pentan-2-on)

(pentan-3-on)

(3-metylbutan-2-ol)

Bài 44.11 trang 70 Sách bài tập Hóa học 11: Viết các phương trình hoá học của quá trình điều chế anđehit axetic xuất phát từ mỗi hiđrocacbon sau đây:

1. axetilen;              3. etan;

2. etilen;              4. metan.

Lời giải:

1.

2. 2CH2 = CH2 + O2 to, xt→ 2CH3 − CHO

3. CH3 − CH3 150oC, xt→ CH2 = CH2 + H2

Sau đó có phản ứng 2.

4. 2CH4 150oC→ CH ≡ CH + 3H2

Sau đó có phản ứng 1.

Bài 44.12 trang 70 Sách bài tập Hóa học 11: Chất A là một anđehit đơn chức. Cho 10,50 g A tham gia hết vào phản ứng tráng bạc. Lượng bạc tạo thành được hoà tan hết vào axit nitric loãng làm thoát ra 3,85 lít khí NO (đo ở 27,3oC và 0,80 atm).

Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên chất A.

Lời giải:

Đổi thể tích khí NO về đktc:

R – CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Số mol Ag = 3.số mol NO = 3,75.10-1 (mol)

Số mol RCHO = Số mol Ag / 2

Khối lượng của 1 mol RCHO

RCHO = 56 ⇒ R = 56 – 29 = 27 ⇒ R là -C2H3

CTPT là C3H4O.

CTCT là CH2 = CH – CHO (propenal).

Bài 44.13 trang 70 Sách bài tập Hóa học 11: Để đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 3,08 lít O2. Sản phẩm thu được chỉ gồm có 1,80 g H2O và 2,24 lít CO2. Các thể tích khí đo ở đktc.

1. Xác định công thức đơn giản nhất của A.

2. Xác định công thức phân tử của A, biết rằng tỉ khối hơi của A đối với oxi là 2,25.

3. Xác định công thức cấu tạo có thể có của chất A, ghi tên tương ứng, biết rằng A là hợp chất cacbonyl.

Lời giải:

1. Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mA = mCO2 + mH2O − mO2

Khối lượng C trong 1,8 g A là:

Khối lượng H trong 1,8 g A là:

Khối lượng O trong 1,8 g A là : 1,8 – 1,2 – 0,2 = 0,4 (g).

Công thức chất A có dạng CxHyOz:

x : y : z = 0,1 : 0,2 : 0,025 = 4 : 8 : 1

CTĐGN là C4H8O

2. MA = 2,25.32 = 72 (g/mol)

⇒ CTPT trùng với CTĐGN: C4H8O.

3. Các hợp chất cacbonyl C4H8O:

(butanal)

(2-metylpropanal)

(butan-2-ol)

Bài 44.14 trang 71 Sách bài tập Hóa học 11: Hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ A, B và C là 3 đồng phân của nhau. A là anđehit đơn chức, B là xeton và C là ancol. Đốt cháy hoàn toàn 1,45 g hỗn hợp M, thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc) và 1,35 g H2O.

Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của A, B và C.

Lời giải:

Ba chất A, B, C là đồng phân nên có CTPT giống nhau. A là anđehit đơn chức nên phân tử A chỉ có 1 nguyên tử oxi. Vậy A, B và C có công thức phân tử CxHyO. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M:

Theo phương trình :

(12x + y + 16) g M tạo ra x mol CO2 mol H2O

Theo đầu bài:

1,45 g M tạo ra mol CO2 mol H2O

⇒ x = 3; y = 6.

CTPT của A, B và C là C3H6O.

A là (propanal)

B là (propanon hay axeton)

C là CH2 = CH – CH2 – OH (propenol).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1090

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống