Chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (Thế kỉ XV – Đầu thế kỉ XVI)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 7 Đề kiểm tra học kì I giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Câu 1. (trang 64 SBT Lịch Sử 7): Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện những chính sách gì để phát triển kinh tế?

Lời giải:

– Nông nghiệp:

+ Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố (0,5 điểm)

+ Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang, lập điền trang. (0,5 điểm)

+ Nhà Trần ban thái ấp cho vương hầu, quý tộc. (0,5 điểm)

+ Các biện pháp khuyến nông: đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò… đã có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển. (0,5 điểm)

– Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển…(0,75 điểm)

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng…Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề.(0,75 điểm)

– Thương nghiệp:

+ Nhiều địa phương có chợ, buôn bán tấp nập, làm xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. (0,5 điểm)

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế sản xuất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn (0,5 điểm)

+ Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) (0,5 điểm)

Câu 2. (trang 64 SBT Lịch Sử 7): Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần. Rút ra điều giống và khác nhau giữa tổ chức nhà nước thời Trần với tổ chức nhà nước thời Lý.

Lời giải:

Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần. Rút ra điểm giống và khác nhau giữa Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần với Tổ chức nhà nước thời Lý.

– Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý, được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. (0,5 điểm)

– Điểm khác là, bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh hơn thời Lý. Cụ thể, bộ máy nhà nước gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. (1,0 điểm)

– Điểm mới của bộ máy nhà nước thời Trần: (1,5 điểm)

+ Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. Vua thường nhường ngôi sớm cho con và xưng là Thái thượng hoàng – cùng vua (con) trị nước (0,5 điểm)

+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái Y viện, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ…(0,5 điểm)

+ Cả nước được chia lại thành 12 lộ. Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp. (0,5 điểm)

– Như vậy, tổ chức bộ máy quan lại, các đơn vị hành chính thời Trần được tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lý, chứng tỏ chế độ tập quyền thời Trần ngày càng được củng cố và hoàn thiện. (0,5 điểm)

Câu 3 (trang 64 SBT Lịch Sử 7): Những đóng góp tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là gì?

Lời giải:

Những đóng góp tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên là gì?

– Viết “ Hịch tướng sĩ” động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ (0,5 điểm)

– Viết hai bộ binh thư nổi tiếng: “ Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp tông bí truyền thư: để huấn luyện võ nghệ và binh pháp cho quân đội nhà Trần. (0,5 điểm)

– Là tổng chỉ huy quân đội trong cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba chống quân Nguyên – vạch ra những chiến lược, chiến thuật đúng đắn để chiến đấu và chiến thắng kẻ thủ. (0,5 điểm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 956

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống