Chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 7 Đề kiểm tra học kì II giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Câu 1. (trang 106 SBT Lịch Sử 7): Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?

Lời giải:

Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?

– Ban “ Chiếu khuyến nông”, giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong phiêu tán của nông dân, khuyến khích và phục hồi sản xuất nông nghiệp. (0,75 điểm).

– Đề nghị nhà Thanh “ mở cửa ải, khai thông chợ búa” nhằm phục hồi, thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp trong nước phát triển. (0,75 điểm)

– Ban hành “ Chiếu lập học”, khuyến khích nhân dân tới trường, nâng cao dân trí, xây dựng một nền văn hóa, giáo dục phát triển để đào tạo người tài phục vụ cho đất nước. (0,75 điểm)

– Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Lập ra Viện Sùng chính để dịch chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập. (0,75 điểm)

Câu 2 (trang 106 SBT Lịch Sử 7): Trình bày đường lối ngoại giao của vua Quang Trung. Ý nghĩa của những việc làm đó.

Lời giải:

– Đường lối ngoại giao:

+ Đối với nhà Thanh, đường lối ngoại giao của vua Quang Trung vừa “mềm dẻo” ( đặt quan hệ buôn bán thân thiện với nhà Thanh…nhằm tạo điều kiện hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước), vừa “kiên quyết” để bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ. (1,0 điểm)

+ Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt, kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần ( 16-9-1792), Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần. (1,0 điểm)

– Ý nghĩa:

+ Chính sách ngoại giao khôn khéo của Quang Trung góp phần giữ vững cuộc sống yên bình cho nhân dân (1,0 điểm)

+ Tạo điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời cũng thể hiện tài năng ngoại giao của vua Quang Trung. (1,0 điểm)

Câu 3 (trang 106 SBT Lịch Sử 7): Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn?

Lời giải:

– Thủ công nghiệp nhà nước giữ vai trò quan trọng với nhiều công xưởng và ngành nghề: làm gạch ngói, làm đồ pha lê, vàng bạc, khắc chữ, đúc sung, đạn, đóng thuyền…(1,0 điểm)

– Thủ công nghiệp dân gian cũng khá phát triển với nhiều làng nghề như gốm, sành, sứ, tranh dân gian, đan lát, dệt…ở các đô thị, xuất hiện nhiều phường thủ công. (1,0 điểm)

– Các làng nghề và phường thủ công không phát triển mạnh làm cơ sở ra đời công trường thủ công tư bản chủ nghĩa như ở phương Tây, mà vẫn trong tình trạng cá thể, lạc hậu. (1,0 điểm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 922

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống