Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Bài 1: Quan sát hình vẽ bên:
a) Nêu ba điểm thẳng hàng.
Trong ba điểm vừa nêu, điểm nào là điểm ở giữa hai điểm còn lại?
b) D có là trung điểm của đoạn thẳng CE không?
G có là trung điểm của đoạn thẳng HE không?
Lời giải:
a) 3 điểm thẳng hàng là:
– C, D, E. Điểm D ở giữa hai điểm C và E;
– E, G, H; Điểm G ở giữa hai điểm E và H;
– H, L, K: Điểm L ở giữa hai điểm H và K.
b) D là trung điểm là trung điểm của đoạn thẳng CE vì điểm D ở giữa hai điểm C và E; DC = DE
G không phải là trung điểm của đoạn thẳng HE vì GE không bằng GH.
Bài 2:
a) Dưới đây là cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
Giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng ST.
b) Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm.
Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.
Lời giải:
a) N là trung điểm của đoạn thẳng ST vì điểm N nằm giữa 2 điểm S, T và NS = NT.
b) Học sinh thực hành:
Bài 3:
Xác định trung điểm các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA của tờ giấy hình chữ nhật (hình vẽ):
– Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD sao cho cạnh AD trùng với cạnh BC, đánh dấu trung điểm M của cạnh AB và trung điểm N của cạnh CD.
– Thực hiện tương tự, ta sẽ xác định được trung điểm I và K của các cạnh AD và BC.
Bài 1: Câu nào đúng, câu nào sai?
a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.
d) K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.
Lời giải:
a) Vì điểm O nằm giữa hai điểm A, B và OA = OB nên điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Câu a) đúng.
b) Vì điểm M không nằm giữa hai điểm C, D nên điểm M không phải là trung điểm của đoạn thẳng CD.
Câu b) sai.
c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.
Câu c) đúng.
d) Vì KP không bằng KQ nên K không phải là trung điểm của đoạn thẳng PQ.
Câu d) sai.
Bài 2: Xác định vị trí các lều dưới đây:
Lời giải:
a) Lều nâu tương ứng với điểm V; lều cam tương ứng với điểm T; lều vàng tương ứng với điểm U; lều hồng tương ứng với điểm S.
b) Lều đỏ tương ứng với điểm O.