Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Lịch Sử Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 7
- Giải Lịch Sử Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 7
- Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 72 VBT Lịch Sử 7: Đánh dấu x vào ô trống đầu câu trả lời mà em cho là đúng: về nguyên nhân thất bại của vương triều Tây Sơn trước cuộc tấn công của quân Nguyễn Ánh:
Lực lượng quân Nguyễn Ánh mạnh, áp đảo được quân của vương triều Tây Sơn. | |
Quân Nguyễn Ánh được tư bản Pháp giúp về quân sự. | |
Vua Quang Trung mất, vương triều Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nhau. | |
Nguyễn Ánh được quân lính của Tây Sơn ủng hộ. |
Lời giải:
Vua Quang Trung mất, vương triều Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nhau.
Bài 2 trang 72-73 VBT Lịch Sử 7: Trình bày những điểm mới về tổ chức chính quyền và chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn:
-Triều đình trung ương và chính quyền địa phương:
-Luật pháp:
-Quân đội:
-Chính sách ngoại giao:
Lời giải:
-Triều đình trung ương và chính quyền địa phương: Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố.
-Luật pháp: Ban hành bộ Hoàng triệu luật lệ (Luật Gia Long)
-Quân đội: Gồm nhiều binh chủng.
-Chính sách ngoại giao: Thần phục nhà Thanh. Đối với các nước phương Tây, khước từ mọi tiếp xúc.
Bài 3 trang 73 VBT Lịch Sử 7: Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ đất nước, nhà Nguyễn phải đối mặt với một tình hình xã hội phức tạp và đầy khó khăn. Hãy nêu những điểm tích cực và hạn chế trong các chính sách kinh tế của nhà Nguyễn:
-Những điểm tích cực:
-Những điểm hạn chế:
Lời giải:
-Những điểm tích cực: Chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền. Đặt lại chế độ quân điền. Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển. Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi.
-Những điểm hạn chế: Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến. Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị phân tán. Hạn chế buôn bán với nước ngoài.
Bài 4 trang 73 VBT Lịch Sử 7: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn thời Nguyễn:
Lời giải:
Thời gian hoạt động | Người lãnh đạo | Lực lượng tham gia | Kết quả |
1821 – 1827 | Phan Bá Vành | Nông dân | Thất bại |
1833 – 1835 | Nông Văn Vân | Mộ số tù trưởng, nông dân | Thất bại |
1833 – 1835 | Lê Văn Khôi | Nhân dân các tỉnh Nam Kì. | Thất bạt |
1854 – 1856 | Cao Bá Quát | Một số nhà nho, nông dân, dân tộc miền núi. | Thất bại |
-Ngoài ra: khởi nghĩa Lê Duy Lương, khởi nghĩa của nhân dân An Giang,…