Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:
A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình.
B. Không thấy hiện tượng phản ứng
C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ
D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen
Đáp án: C
Câu 2: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các chất thu được sau phản ứng là:
A. FeCl2 và khí H2
B. FeCl2, Cu và khí H2
C. Cu và khí H2
D. FeCl2 và Cu
Đáp án: B
Cu không phản ứng với HCl
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 3: Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Al
Đáp án: A
Sử dụng một lượng dư kim loại Fe
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Lọc bỏ kim loại thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết.
Câu 4: Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất?
A. FeS2
B. FeO
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Đáp án: B
Câu 5: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:
A. HCl
B. H2SO4
C. NaOH
D. AgNO3
Đáp án: C
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Câu 6: Phản ứng tạo ra muối sắt (III) sunfat là:
A. Sắt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng.
B. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
C. Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4
D. Sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3
Đáp án: A
Câu 7: Hoà tan 16,8g kim loại vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là (Biết trong muối thu được sau phản ứng kim loại có hóa trị II)
A. Mg
B. Zn
C. Pb
D. Fe
Đáp án: D
Ta có: nkhí = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol, gọi kim loại là M
Câu 8: Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là:
A. 858 kg
B. 885 kg
C. 588 kg
D. 724 kg
Đáp án: C
Khối lượng Fe3O4 có trong 1 tấn quặng là:
Câu 9: Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại:
A. Al
B. Cr
C. Au
D. Fe
Đáp án: D
2A + 3Cl2 → 2ACl3
Câu 10: Chất nào dưới đây không tác dụng với Fe?
A. HCl.
B. H2SO4 loãng.
C. H2SO4 đặc, nóng.
D. H2SO4 đặc, nguội.
Đáp án D