Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Số nguyên tố. Hợp số

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

Ví dụ:

   + U(11) = {11; 1} nên 11 là số nguyên tố.

   + Số 15 có 4 ước là 1; 3; 5; 15 nên 15 là hợp số.

Nhận xét:

Cách kiểm tra một số là số nguyên tố: Để kết luận số a là số nguyên tố (a > 1), chỉ cần chứng tỏ rằng nó không chia hết cho mọi số nguyên tố mà bình phương không vượt quá a.

2. Lập bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khẳng định nào sau đây sai?

A. 0 và 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.

B. Cho số a > 1, a có 2 ước thì a là hợp số.

C. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.

D. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước 1 và chính nó.

Số a phải là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước thì a mới là hợp số

Nên đáp án B sai.

Chọn đáp án B.

Câu 2: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố

B. A = {3; 5} là tập hợp số nguyên tố.

C. A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số.

D. A = {7; 8} là tập hợp các hợp số.

        + Đáp án A sai vì 0 và 1 không phải là số nguyên tố.

        + Đáp án B đúng vì 3 và 5 là số nguyên tố.

        + Đáp án C sai vì 1 không phải là hợp số và 3, 5 là số nguyên tố.

        + Đáp án D sai và 7 là số nguyên tố, 8 là hợp số.

Chọn đáp án B.

Câu 3: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố

A. 15 – 5 + 3        B. 7.2 + 1        C. 14.6:4        D. 6.4 – 12.2

Ta có

        + Đáp án A: 15 – 5 + 3 = 13 là số nguyên tố.

        + Đáp án B: 7.2 + 1 = 15 là hợp số.

        + Đáp án C: 14.6:4 = 84:4 = 21 là hợp số.

        + Đáp án D: 6.4 – 12.2 = 24 – 24 = 0 không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số

Chọn đáp án A.

Câu 4: Tìm số tự nhiên x để được số nguyên tố 3x−−−

A. 7        B. 4        C. 6        D. 9

        + Đáp án A: 37 là số nguyên tố

        + Đáp án B: 34 không phải là số nguyên tố vì 34 chia hết cho {2; 4; …}

        + Đáp án C: 36 không phải là số nguyên tố vì 36 chia hết cho {1; 2; 3; …; 36}

        + Đáp án D: 39 không phải là số nguyên tố vì 39 chia hết cho {1; 3; 13; 39}

Chọn đáp án A.

Câu 5: Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

A. Số 21 là hợp số, các ố còn lại là số nguyên tố.

B. Có hai số nguyên tố và hai số là hợp số trong các số trên.

C. Chỉ có một số nguyên tố, còn lại là hợp số.

D. Không có số nguyên tố nào trong các số trên

        + Số 21 có các ước là 1; 3; 7; 21 nên 21 là hợp số.

        + Số 71 có các ước là 1; 71 nên 71 là số nguyên tố.

        + Số 77 có các ước là 1; 7; 11; 77 nên 77 là hợp số.

        + Số 101 chỉ có hai ước là 1; 101 nên 101 là số nguyên tố.

Chọn đáp án B.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Chứng minh rằng mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều có dạng là 4n ± 1

Khi chia một số tự nhiên a lớn hơn 2 cho 4 thì ta được các số dư là 0, 1, 2, 3. Trường hợp các số dư là 0 và 2 thì a là hợp số. Ta xét chỉ xét trường hợp số dư là 1 và 3.

        + Với mọi trường hợp số dư là 1 ta có a = 4n ± 1

        + Với mọi trường hợp số dư là 3 ta có a = 6n ± 1

Câu 2: Chứng minh rằng nếu p là số nguyên tố lớn hơn 3 thì (p – 1)(p + 1) chia hết cho 24.

Ta có: (p – 1)p(p + 1) ⋮ 3 mà (p, 3) = 1

Nên (p – 1)(p + 1) ⋮ 3        (1)

Mặt khác p là số nguyên tố lớn hơn 3 nên p là số lẻ, p – 1 và p + 1 là hai số chẵn liên tiếp có một số là bội của 4 nên tích của chúng chia hết cho 8        (2)

Từ (1), (2) suy ra (p – 1)(p + 1) chia hết cho hai số nguyên tố cùng nhau là 3 và 8

Vậy (p – 1)(p + 1) chia hết cho 24.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1169

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống