Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Ước chung

Ước chung của hai hay nhiều số là ước chung của tất cả các số đó.

Nhận xét:

   + x ∈ UC(a, b) nếu

   + x ∈ UC(a, b, c) nếu

Ví dụ:

Ta có: U(8) = {1; 2; 4; 8} và U(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.

Nên U(8, 12) = {1; 2; 4}.

2. Bội chung

Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.

Nhận xét:

   + x ∈ BC(a, b) nếu

   + x ∈ BC(a, b, c) nếu

Ví dụ:

Ta có: B(3) = {0; 3; 6; 9; 12;…} và B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12;…}

Nên BC(2,3) = {0; 6; 12;…}

3. Chú ý

Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.

Kí hiệu: Giao của tập hợp A và tập hợp B kí hiệu là A ∩ B

Có thể hiểu:

   + U(a) ∩ U(b) = UC(a,b)

   + B(a) ∩ B(b) = BC(a,b)

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Số x là ước chung của số a và số b nếu:

A. x ∈ Ư(a) và x ∈ B(b)        B. x ⊂ Ư(a) và x ⊂ Ư(b)

C. x ∈ Ư(a) và x ∈ Ư(b)        D. x ∉ Ư(a) và x ∉ Ư(b)

Số x là ước chung của số a và số b nếu: x ∈ Ư(a) và x ∈ Ư(b)

Chọn đáp án C.

Câu 2: Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu:

A. x ⋮ a hoặc x ⋮ b hoặc x ⋮ c        B. x ⋮ a và x ⋮ b

C. x ⋮ b và x ⋮ c        D. x ⋮ a và x ⋮ b và x ⋮ c

Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu x chia hết cho cả a, b, c

Chọn đáp án D.

Câu 3: Tìm ước chung của 9 và 15

A. {1; 3}        B. {0; 3}        C. {1; 5}        D. {1; 3; 9}

Ta có: Ư(9) = {1; 3; 9} và Ư(15) = {1; 3; 5; 15}

Vậy ƯC(9, 15) = Ư(9) ∩ Ư(15) = {1; 3}

Chọn đáp án A.

Câu 4: Viết các tập hợp Ư(6), Ư(20), ƯC(6, 20)

A. Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}

B. Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}

C. Ư(6) = {1; 2; 3}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}

D. Ư(6) = {1; 2; 4; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2; 4}

Ta có: Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}

Vậy ƯC(6, 20) = {1; 2}

Chọn đáp án A.

Câu 5: Chọn câu trả lời sai

A. 5 ∈ ƯC(55; 110)        B. 24 ∈ BC(3; 4)

C. 10 ∉ ƯC(55; 110)        D. 12 ⊂ BC(3; 4)

Vì 55 không chia hết cho 10 nên 10 ∉ ƯC(55; 110)

Chọn đáp án C.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Viết các tập hợp

a) Ư(6) ; Ư(9); ƯC(6, 9)

b) Ư(7); Ư(8); ƯC(7, 8)

a) Ta có: Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Ư(9) = {1; 3; 9}

Khi đó ƯC(6, 9) = {1; 3}

b) Ta có: Ư(7) = {1; 7}

Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

Khi đó ƯC(7, 8) = {1}

Câu 2:

a) Số 88 có phải bội chung của 22 và 40 không? Vì sao?

b) Số 124 có phải bội chung của 31, 62 và 4 không? Vì sao?

a) Do 88 không chia hết cho 40 nên 88 không phải là bội chung của số 40 và 22

b) Do 124 = 4.31 = 2.62 nên 124 chia hết cho 4, 31, 62

Vậy số 124 là bội chung của 4, 31, 62

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1144

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống