Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Nhắc lại về biểu thức

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lũy thừa lên) làm thành một biểu thức.

Chú ý:

   + Mỗi số cũng được coi là một biểu thức.

   + Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

Ví dụ:

Các biểu thức như: 10 – 2 + 3; 43; 15 : 5 x 10;….

2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức

a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

   + Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

   + Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, nâng lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

Lũy thừa → Nhân chia → Cộng trừ

Ví dụ:

   + 36 – 10 + 23 = 26 + 23 = 49.

   + 2.62 – 24 = 2.36 – 24 = 72 – 24 = 48

b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc

   + Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiên phép tính theo thứ tự:

( ) → [ ] → { }

Ví dụ:

   + 100 : {2. [52 – (35 – 8)]} = 100 : {2. [52 – 27]} = 100 : {2. 25} = 100 : 500 = 2

   + 50 – [30 : (16 – 6)] = 50 – [30 : 10] = 50 – 3 = 47.

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Cộng và trừ → Nhân và chia → Lũy thừa

B. Nhân và chia → Lũy thừa → Cộng và trừ

C. Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ

D. Cả A, B, C đều đúng

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện phép tính là:

Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ

Chọn đáp án C.

Câu 2. Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây đúng với biểu thức có dấu ngoặc?

A. [ ] → ( ) → { }

B. ( ) → [ ] → { }

C. { } → [ ] → ( )

D. [ ] → { } → ( )

Trong biểu thức có dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện phép tính là ( ) → [ ] → { }

Chọn đáp án B.

Câu 3. Kết quả của phép toán 24 – 50:25 + 13.7

A. 100        B. 95        C. 105        D. 80

Ta có: 24 – 50:25 + 13.7 = 16 – 50:25 + 13.7

        = 16 – 2 + 91 = 105

Chọn đáp án C.

Câu 4. Giá trị của biểu thức 2[(195 + 35:7):8 + 195] – 400 bằng

A. 140        B. 60        C. 80        D. 40

Ta có: 2[(195 + 35:7):8 + 195] – 400 = 2[(195 + 5):8 + 195] – 400

        = 2[200:8 + 195] – 400 = 2[25 + 195] – 400

        = 2.220 – 400 = 40

Chọn đáp án D.

Câu 5. Kết quả của phép tính 34.6 – [131 – (15 – 9)2]

A. 319        B. 931        C. 193        D. 391

Ta có: 34.6 – [131 – (15 – 9)2] = 34.6 – [131 – 62]

        = 81.6 – [131 – 36] = 81.6 – 95

        = 486 – 95 = 391

Chọn đáp án D.

Câu 6. Tìm giá trị của x thỏa mãn 165 – (35:x + 3).19 = 13

A. x = 7        B. x = 8        C. x = 9        D. x = 10

Ta có: 165 – (35:x + 3).19 = 13

        ⇔ (35:x + 3).19 = 165 – 13

        ⇔ (35:x + 3).19 = 152

        ⇔ (35:x + 3) = 152:19 = 8

        ⇔ 35:x = 5

        ⇔ x = 7

Chọn đáp án A.

Câu 7. Số tự nhiên x thỏa mãn 5(x + 15) = 53

A. x = 9        B. x = 10        C. x = 11        D. x = 12

Ta có: 5(x + 15) = 53

        ⇔ (x + 15) = 53:5

        ⇔ x + 15 = 25

        ⇔ x = 10

Chọn đáp án B.

Câu 8. Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn 24.x – 32.x = 145 – 255:51

A. x = 20        B. x = 30        C. x = 40        D. x = 80

Ta có: 24.x – 32.x = 145 – 255:51

        ⇔ 16x – 9x = 145 – 5

        ⇔ 7x = 140

        ⇔ x = 20

Chọn đáp án A.

Câu 9. Câu nào dưới đây là đúng khi nào về giá trị của A = 18{420:6 + [150 – (68.2 – 23.5)]}

A. Kết quả có chữ số tận cùng là 3.

B. Kết quả là số lớn hơn 2000.

C. Kết quả là số lớn hơn 3000.

D. Kết quả là số lẻ

Ta có: A = 18{420:6 + [150 – (68.2 – 23.5)]}

            = 18{420:6 + [150 – (68.2 – 8.5)]}

            = 18{420:6 + [150 – (136 – 40)]}

            = 18{420:6 + [150 – 96]}

            = 18{420:6 + 54} = 18{70 + 54}

            = 18.124 = 2232

Kết quả là số lớn hơn 2000.

Chọn đáp án B.

Câu 10. Thực hiện phép tính (103 + 104 + 1252):53 ta được kết quả?

A. 132        B. 312        C. 213        D. 215

Ta có: (103 + 104 + 1252):53

        = (1000 + 10000 + 15625):125

        = 26625:125 = 213

Chọn đáp án C.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Thực hiện phép tính

a. 5.22 – 18:32        b. 75 – (3.52 – 4.23)        c. 20 – [30 – (5 -1)2]

a. Ta có: 5.22 – 18:32 = 5.4 – 18:9

        = 20 – 2 = 18

b. Ta có: 75 – (3.52 – 4.23) = 75 – (3.25 – 4.8)

        = 75 – (75 – 32) = 75 – 75 + 32 = 32

c. Ta có: 20 – [30 – (5 -1)2] = 20 – [30 – 42]

        = 20 – [30 – 16] = 20 – 14 = 6

Câu 2: Thực hiên các phép tính sau:

a. (72005 + 72004):72004        b. (62007 – 62006):62006

a. Ta có: (72005 + 72004):72004 = (72005:72004) + (72004:72004)

        = 72005 – 2004 + 72004 – 2004 = 7 + 1 = 8

b. Ta có: (62007 – 62006):62006 = (62007:62006) – (62006:62006)

        = 62007 – 2006 – 62006 – 2006 = 6 – 1 = 5

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1072

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống