Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 10
Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 23: Cơ cấu dân số giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 23 trang 89: Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?
Trả lời:
– Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất và tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
– Cơ cấu dân số nói lên vị thế, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của giới nam và giới nữ.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 23 trang 90: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế – xã hội?
Trả lời:
– Cơ cấu dân số già: tỉ lệ trẻ em phụ thuộc ít, nhưng lại đối mặt với nguy cơ thiếu lao động, phúc lợi xã hội lớn và giảm dân số.
– Cơ cấu dân số trẻ: nguồn bổ sung lao động lớn, tuy nhiên sự gia tăng dân số quá nhanh lại gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, y tế, giáo dục,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 23 trang 91: Dựa vào hình 23.2, em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước.
Trả lời:
– Khu vực I: Ấn Độ có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (63%), Anh có tỉ trọng thấp nhất (2,2%).
– Khu vực II: Anh có tỉ trọng lớn nhất (26,2%) do Anh là nước phát triển công nghiệp từ lâu đời, sau đó là Bra-xin là một nước công nghiệp mới (24%), thấp nhất là Ấn Độ (16%).
– Khu vực III: Anh chiếm tỉ trọng cao nhất (71,6%) và cao nhất trong cơ cấu GDP của nước Anh, sau đó là Bra-xin (46%) và thấp nhất là Ấn Độ.
Bài 1 trang 92 Địa Lí 10: Hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi.
Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia?
Trả lời:
– Cơ cấu dân số theo giới là biểu thị tương quan giữa giới nam và giới nữ hoặc so với tổng số dân.
– Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Người ta chia thành ba nhóm: nhóm người dưới tuổi lao động (0-14 tuổi), nhóm người trong độ tuổi lao động (15- 59 tuổi hoặc 64 tuổi) và nhóm người trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi hoặc từ 65 tuổi trở lên).
– Cơ cấu dân số theo giới và theo độ tuổi có vai trò quan trọng nhất vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của mỗi quốc gia.
Bài 2 trang 92 Địa Lí 10: Có những kiểu tháp dân số cơ bản nào? Hãy mô tả các kiểu tháp dân số đó.
Trả lời:
Có 3 kiểu tháp dân số cơ bản:
– Kiểu mở rộng: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, cạnh thoai thoải, thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em động, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
– Kiểu thu hẹp: tháp có dạng phình to ở giữa, đỉnh và đáy tháp thu hẹp, thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, trẻ em ít dần, dân số có xu hướng giảm dần.
– Kiểu ổn định: tháp có dạng thu hẹp ở đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
Bài 3 trang 92 Địa Lí 10: Cho bảng số liệu:
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê-hi-cô và Việt Nam năm 2000. Nhận xét.
Trả lời:
-Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê-hi-cô và Việt Nam năm 2000
– Nhận xét:
+ Cơ cấu lao động giữa các nước có sự khác nhau.
+ Khu vực I: Việt Nam là nước có tỉ trọng cao nhất, chiếm tới 68%, trong khi đó ở Mê hi cô là 28% và thấp nhất là Pháp chỉ 5,1%.
+ Khu vực II: Pháp là quốc gia có tỉ trọng cao nhất chiếm 27,8%, sau đó là Mê hi cô là 24% và Việt Nam thấp nhất chỉ 12%.
+ Khu vực III: Pháp là nước có tỉ trọng cao nhất chiếm tới 67,1%, sau đó là Mê hi cô là 48%, Việt Nam là quốc gia có tỉ trọng thấp nhất chỉ 20%.